Giới thiệu TERA CRM
1. CRM là gì?
CRM (viết tắt của Quản lý mối quan hệ khách hàng) và là một phần mềm hoặc công nghệ giúp doanh nghiệp tương tác, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng và duy trì khách hàng hiện tại. Mục tiêu chính của việc sử dụng CRM là tăng cường mối quan hệ với khách hàng, tăng tỷ lệ trung thành và giao dịch thành công, tăng doanh thu.
Phần mềm CRM là gì? Đó là một nền tảng kết nối các phòng ban khác nhau, từ tiếp thị, bán hàng đến dịch vụ khách hàng, đồng thời sắp xếp các ghi chú, hoạt động và số liệu thành một hệ thống gắn kết. Mọi người dùng đều có quyền truy cập trực tiếp, dễ dàng vào dữ liệu khách hàng theo thời gian thực mà họ cần. Điều này không chỉ cho thấy sự phối hợp tuyệt vời giữa các nhóm và phòng ban mà còn giúp các doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng của mình những điều tốt nhất: cá nhân hóa hành trình khách hàng 1-1.
2. Tầm quan trọng của CRM đối với doanh nghiệp
Phần mềm quản lý khách hàng (CRM) ngày càng trở nên quan trọng. Dự báo, việc chi tiêu cho CRM sẽ chạm mốc 114,4 tỷ USD vào năm 2027. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển bền vững, việc xây dựng một chiến lược hướng tới tương lai, chú trọng vào khách hàng và được củng cố bởi công nghệ tiên tiến là điều cần thiết. Doanh nghiệp thường đặt ra các mục tiêu về doanh thu, phát triển kinh doanh và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc theo dõi tiến độ và cập nhật thông tin đáng tin cậy về những mục tiêu này gặp khá nhiều khó khăn. Vậy làm sao để biến những dòng dữ liệu chuyển động liên tục từ hoạt động bán hàng, dịch vụ khách hàng, tiếp thị và giám sát trên mạng xã hội thành thông tin quan trọng cho quyết định kinh doanh?
Phần mềm CRM sẽ giúp doanh nghiệp ngay hôm nay:
- Nâng cao tương tác với khách hàng: CRM cho phép bạn ghi chép mọi cuộc gọi, email, giao dịch và tương tác với khách hàng. Điều này giúp bạn luôn nắm bắt thông tin quan trọng và đảm bảo nhân viên trong bộ phận có thể tương tác hiệu quả với khách hàng.
- Quản lý thông tin khách hàng hiệu quả: CRM giúp lưu trữ thông tin khách hàng trên một nền tảng duy nhất, tránh việc mất thông tin quan trọng. Nó cũng cho phép bạn phân loại và phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định về chiến lược.
- Tối ưu hóa chiến lược marketing: CRM cho phép phân tích dữ liệu khách hàng để xác định các phân khúc thị trường và mục tiêu. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến dịch marketing hiệu quả hơn, đáp ứng đúng nhu cầu của từng nhóm khách hàng.
- Nâng cao hiệu quả bán hàng: Bằng cách theo dõi cơ hội kinh doanh và quản lý quy trình bán hàng, CRM giúp các nhóm bán hàng tối ưu hóa công việc và tăng tỉ lệ chốt đơn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng và hiệu suất của đội ngũ bán hàng.
- Phân tích dữ liệu: CRM cung cấp các công cụ phân tích giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về xu hướng thị trường và hiệu suất kinh doanh. Dựa trên dữ liệu này, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định thông minh và chiến lược hơn.
- Tự động hóa quy trình: CRM cung cấp tính năng tự động hóa các quy trình kinh doanh, như theo dõi khách hàng tiềm năng, gửi email marketing và quản lý hợp đồng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và năng lực của doanh nghiệp, đồng thời tăng tính chuyên nghiệp và hiệu quả của các hoạt động kinh doanh.
3. Tera CRM
Tera CRM là giải pháp do Tera Solutions cung cấp, nhằm giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình bán hàng để tăng tốc độ bán và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu một cách nhanh chóng.
Tính năng và ưu điểm cốt lõi của Tera CRM:
- Tera AI - Trí tuệ nhân tạo của Tera
- Tera E-commerce - Thương mại điện tử của Tera
- Tera Automation - Tự động hoá của Tera
- Tera Workflow - Quy trình làm việc của Tera
Tera AI không chỉ là một phần mềm CRM thông thường, mà còn là một hệ thống trợ lý ảo toàn diện được xây dựng trên nền công nghệ tiên tiến của trí tuệ nhân tạo. Tera AI có khả năng phân tích và hiểu sâu về dữ liệu khách hàng, tự động dự đoán hành vi của khách hàng trong tương lai. Nó cung cấp gợi ý và kế hoạch kinh doanh chi tiết dựa trên những dự đoán về xu hướng thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và bán hàng, tạo ra lợi ích lâu dài và cạnh tranh.
Tera E-commerce là giải pháp tiên tiến để hỗ trợ tích hợp và quản lý các nền tảng thương mại điện tử trên một nền tảng duy nhất. Đây là công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp thống kê và tổng hợp dữ liệu bán hàng từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó hỗ trợ quyết định chiến lược thông minh và hiệu quả.
Tera Automation là hệ thống tự động hoá tiên tiến, được thiết kế để tối ưu hóa các quy trình trong phần mềm CRM. Với khả năng kết nối linh hoạt với nhiều ứng dụng khác nhau, nó cho phép tự động hóa việc thực thi các tác vụ theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, từ đó cải thiện hiệu suất và tiết kiệm thời gian.
Tera Workflow là công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp quy trình hoá công việc một cách hiệu quả. Tích hợp vào phần mềm CRM, nó giúp hình thành và kết nối các quy trình thành một hệ thống tuân thủ quy chuẩn, tăng cường tự động hóa và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, đồng thời nâng cao hiệu suất và hiệu quả làm việc.
Một số thuật ngữ cơ bản trên Tera CRM
STT | Thuật ngữ | Ý nghĩa |
---|---|---|
1 | Báo giá (Quote) | Báo giá là một tài liệu mô tả chi tiết về giá cả và các điều kiện giao dịch mà người bán hàng trình bày cho khách hàng. Nó là một phần quan trọng trong quá trình bán hàng và thương lượng giá cả. |
2 | Đơn bán hàng (Sales order) | Đơn bán hàng là một tài liệu chứa thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng muốn mua, bao gồm số lượng và giá cả, và các điều khoản và điều kiện giao dịch khác. |
3 | Đơn vị thanh toán (Payment unit) | Đơn vị thanh toán là một tổ chức hoặc cơ cấu mà các bên sử dụng để thực hiện các giao dịch tài chính, bao gồm việc chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và xử lý các giao dịch tài chính khác. |
4 | Bán hàng đơn vị (Unit sales) | Bán hàng đơn vị là một danh sách ghi chép các đơn hàng mà một doanh nghiệp đã bán ra nhưng sau đó phải trả lại hàng hoặc chấp nhận trả lại tiền cho khách hàng vì một lý do nào đó. |
5 | Chiến dịch (Campaign) | Chiến dịch là một loạt các hoạt động được thực hiện để đạt được một mục tiêu cụ thể, thường trong lĩnh vực kinh doanh hoặc tiếp thị. |
6 | Tiềm năng (Potential) | Tiềm năng là khả năng phát triển và thành công trong tương lai, cả ở cấp độ cá nhân và tổ chức. |
7 | Cơ hội (Opportunity) | Cơ hội thường được hiểu là một tình huống hoặc điều kiện có thể mang lại lợi ích hoặc thành công cho cá nhân hoặc tổ chức. |
8 | Backlog (Danh sách Backlog) | Danh sách backlog là một danh sách các công việc chưa hoàn thành hoặc chưa được ưu tiên trong một dự án hoặc quy trình làm việc. |
9 | Chiến dịch Email Marketing (Email Marketing campaign) | Chiến dịch Email Marketing là một chiến lược tiếp thị số thông qua việc sử dụng email để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc thông tin khác đến một nhóm người dùng cụ thể. |
10 | Thống kê (Statistical) | Thống kê trong marketing là quá trình thu thập, phân tích và hiểu các dữ liệu liên quan đến hoạt động tiếp thị để đưa ra những quyết định chiến lược và tối ưu hóa hiệu suất. |
11 | Thẻ tư vấn | Thẻ tư vấn trong CSKH là một danh sách hoặc tập hợp các thẻ thông tin hoặc danh sách liệt kê tên khách hàng, số điện thoại, email,... nhằm giúp nhân viên CSKH lưu trữ và theo dõi. |
12 | Nhiệm vụ (Mission) | Nhiệm vụ là một bộ phận cụ thể của công việc hoặc một nhiệm vụ được giao để hoàn thành một mục tiêu hoặc một tác vụ cụ thể. |
13 | Lịch hẹn (Appointment schedule) | Lịch hẹn là một bảng thời gian hoạch định sắc cạch các kỳ hẹn và lịch trình được sắp xếp, hoạch định bởi kỳ sự kiên nào khác mà các bên đã thỏa thuận trước. |
14 | Cuộc gọi (Call) | Cuộc gọi trong CSKH là cuộc gọi điện thoại đến khách hàng để yêu cầu hỗ trợ hoặc giải đáp các thắc mắc liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ mua. |
15 | Bàn giao công việc (Handing over work) | Bàn giao công việc là quá trình chuyển giao trách nhiệm, nhiệm vụ hoặc dự án từ một người hoặc một nhóm sang một người hoặc một nhóm khác. |
16 | Sản phẩm (Product) | Sản phẩm là một đối tượng được sản xuất ra để hoặc cung cấp để đáp ứng nhu cầu của thị trường hoặc của một nhóm người dùng cụ thể. |
17 | Danh mục sản phẩm (Product Portfolio) | Danh mục sản phẩm là một danh sách hoặc tập hợp các sản phẩm mà công ty ra, cửa hàng hoặc doanh nghiệp cung cấp hoặc bán ra. |
18 | Nhãn hiệu (Brand) | Nhãn hiệu sản phẩm là một phần quan trọng của nhận xét định vị thị trường sản phẩm của một công ty hoặc nhãn sản xuất khác các sản phẩm khác trên thị trường. |
19 | Kiểm hàng xuất khỏ (Check warehouse goods) | Kiểm hàng xuất khỏ là quá trình kiểm tra và xác nhận số lượng, chất lượng và cả xuất xứ của hàng hóa hoặc trước khi chúng được yêu cầu để tự do chuyển đi đến điểm cuối cùng, thường là khách hàng hoặc địa bàn lẽ. |
20 | Kiểm hàng nhập khỏ (Check incoming goods) | Kiểm hàng nhập khỏ là quá trình kiểm tra và xác nhận số lượng, chất lượng và cả xuất xứ của các hàng hóa khi chúng được nhận vào lưu trữ trong kho hàng. |
21 | Thiết lập kho (Set up warehouse) | Thiết lập kho là quá trình tổ chức và cài thiện cơ sở hạ tầng, quy trình và hệ thống quản lý để lưu trữ, xử lý và quản lý hàng hóa trong một khoản rộng lớn. |
22 | Tồn kho (Inventory) | Tồn kho (hay còn được gọi là hàng tồn kho) là số lượng hàng hóa mà một doanh nghiệp đang lưu trữ trong kho hàng tại một thời điểm cụ thể. |
23 | Nhà cung cấp (Supplier) | Nhà cung cấp là một tổ chức hoặc cá nhân cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho một tổ chức hoặc cá nhân khác, thường là các doanh nghiệp, cửa hàng hoặc tổ chức khác. |
24 | Liên hệ (Contact) | Liên hệ với khách hàng là quá trình giao tiếp và tương tác giữa một doanh nghiệp và các khách hàng của họ. |
25 | Đơn trả hàng mua (Purchase return form) | Đơn trả hàng mua là tài liệu hoặc yêu cầu mà một khách hàng gửi đến một doanh nghiệp để yêu cầu việc trả lại hoặc đổi lại hàng hóa đã mua trước đó. |